Monday, October 3, 2016

Tập hợp 5 công thức làm bánh ngọt tuổi thơ ngon

Hiện nay, cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của công người được nâng lên rất cao. Trong đó nền ẩm thực là một trong những xu hướng cập nhật khá phổ biến. Đặc biệt các loại món ăn, món bánh ...  Á, Âu du nhập vào Việt Nam rất nhiều, tuy nhiên những món bánh dân dã quê hương vẫn mang cho chúng ta gợi nhớ được ký ức của tuổi thơ.
Vì thế hôm nay bánh sinh nhật Carita xin  chia sẻ đến bạn đọc những chếc bánh đậm chất quê hương, tuổi thơ mà bao nhiêu người trải qua. Hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu nhé.

1. Bánh bò hấp

Bánh bò hấp là một món bánh dân dã và hết sức quen thuộc của người miền Nam. Sự kết hợp giữa bột năng, bột gạo và nước cốt dừa tạo nên vị ngọt, béo thơm của bánh này.


Chuẩn bị:

100g bột năng
150g bột gạo
10g men nở (loại men làm bánh mì)
250 ml nước cốt dừa (có thể dùng dừa nạo vắt lấy nước/ lon nước cốt dừa/ bột cốt dừa)
200g đường kính trắng
5ml vani
1/2 muỗng cà phê muối
10ml dầu ăn
30ml nước cốt các loại: lá dứa và lá cẩm
Khuôn bánh (tart nhỏ/ cupcake/ chén nhỏ...)

Cách làm:

Bước 1: Trộn đều 15g đường với phần men nở cho tan hoàn toàn. Sau khoảng 10 phút, cho lần lượt nước cốt dừa, vani, muối vào thố men và bắc lên bếp nấu cho tan. Lúc này, bạn muốn bánh có màu thì cho thêm phần nước cốt lá dứa và nước cốt lá cẩm. Để riêng hỗn hợ này đến khi nguội.
Bước 2: Trộn đều phần bột gạo và bột năng. Kế đến cho từ từ nước lọc vào trộn bột sao cho bột hơi đặc.
Bước 3: Cho hỗn hợp nước men vào thố bột, nhào đều đến khi bột đạt độ dẻo.
Bước 4: Đem bột đi ủ với khăn ẩm trong khoảng 6 – 7 tiếng.
Bước 5: Dùng cọ phết một lớp mỏng vào khay bánh để khi lấy bánh ra sẽ dễ dàng hơn. Sau đó, ngắt từng phần bột vào mỗi khuôn. Lưu ý, vì bánh nở sẽ bò ra khỏi khuôn nên bạn cho vắt phần bột sao cho đầy 2/3 khuôn nhé!
Bước 6: Đem bánh đi hấp. Sau khoảng 15-20 phút, bánh chín.
Đợi bánh nguội, bạn lấy bánh bò ra khuôn và dùng ngay khi bánh còn nóng sẽ ngon hơn.

2. Bánh chuối nướng

Bánh chuối nướng là một món tráng miệng hấp dẫn trong thời tiết lạnh giá với hương chuối thơm lừng quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa. Đây là món ăn mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần một vài thao tác đơn giản cộng với chút khéo léo là có một món ăn ngon miệng.


Chuẩn bị

1 nải chuối sứ chín: lột vỏ và cắt lát mỏng khoảng 1 cm.
7 ổ bánh mì: cắt lát dày khoảng 5cm.
30ml rượu rum
350ml nước cốt dừa
600ml sữa tươi (chọn loại không đường)
350g đường kính trắng
150g bơ đã đun chảy
2 ống vani
Khuôn bánh tròn

Cách làm

Bước 1: Cho chuối vào ngâm với ½ số đường và phần rượu rum đã chuẩn bị. Khâu này sẽ giúp chuối ngọt và có màu đỏ đẹp.
Bước 2: Hòa nước cốt dừa với sữa tươi không đường, trứng, vani và phần đường còn lại. Khi đường đã tan, cho bánh mì vào ngâm cùng.
Bước 3: Dùng giấy nến lót vào khay. Sau đó, sắp đều lần lượt các lớp bánh mì sữa, bơ và chuối. Cứ làm lần lượt đến hết số nguyên liệu bạn có sao cho lớp trên cùng là bánh mì và bơ.
Bước 4: Làm nóng lò trước khoảng 10 phút ở nhiệt độ 170 độ C. Sau khi lò nóng, cho bánh vào nướng với thời gian từ 1 – 1,5 tiếng.
Sau khi bánh chín, cho ra ngoài, để nguội, cắt rìa bánh và lấy bánh ra. Lưu ý, nếu trong lúc nướng, bánh cháy vàng nhanh, bạn có thể dùng một tấm giấy bạc đậy hờ lên mặt bánh nhé!

3. Bánh khoai mì nướng


Khoai mì (hay củ sắn) là nguyên liệu rất quen thuộc rồi, chiếc bánh khoai mì nướng được làm từ củ khoai mì bổ dưỡng này cũng tuyệt ngon đó. Đây là một món không khó làm, hãy vào bếp học cách làm cho bé yêu và gia đình nào.


Chuẩn bị

1kg khoai mì: lột vỏ, bỏ lõi và ngâm với nước khoảng 3 tiếng
50ml sữa đặc
500g dừa nạo: trộn với ít nước ấm và vắt lấy nước cốt
300g đường kính trắng
1 ống vani

Cách làm

Bước 1: Lấy khoai mì đã ngâm đem đi mài nhuyễn và vắt ráo sau khi đã mài xong. Giữ lại phần nước khoai đã vắt.
Bước 2: Để nước lắng một lúc, bạn chắt lấy phần tinh bột mì phía dưới và bỏ nước đục bên trên.
Bước 3: Trộn đều phần khoai đã mài, tinh bột khoai, nước cốt dừa, sữa, đường và vani.
Bước 4: Dùng giấy nến lót vào đáy khuôn và thoa đều một lớp mỏng dầu ăn lên thành khuôn. Sau khi lót khay, bạn cho phần hỗn hợp khoai mì vào và dàn phẳng mặt trên.
Bước 5: Làm nóng lò nướng trước khoảng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Sau đó cho bánh vào lò, cài thời gian khoảng 20 phút và nướng bánh đến khi vàng mặt.
Khi bánh chín, lấy ra ngoài, đợi nguội, cho ra dĩa lớn và cắt thành từng miếng nhỏ.

4. Bánh da lợn

Bánh da lợn là món ăn tráng miệng nổi tiếng của người dân Nam Bộ. Bánh có hình dạng và được trang trí rất đẹp mắt và ăn rất ngon, mát. Cách làm món ăn này rất công phu, tuy nhiên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh da lợn đơn giản và ngon nhất, tiết kiếm thời gian.


Chuẩn bị

300g bôt năng
100g bột gạo
200 đường
150 đậu xanh cà vỏ: ngâm qua đêm
250ml nước cốt dừa
5 lá dứa
1 lít nước lọc

Cách làm

Bước 1: Đồ chín phần đậu xanh. Khi đậu còn âm ấm, cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Cắt nhỏ lá dứa, cho thêm nước và xay nhuyễn, sau đó chắt lấy nước cốt.
Bước 3: Lấy 1/2 phần nước cốt dừa, 1/2 phần bột năng, 1/2 phần bột gạo cho vào trộn đều với đậu xanh. Phần còn lại của các nguyên liệu này cho vào phần nước cốt lá dứa.
Bước 4: Thoa một lớp mỏng dầu ăn vào khuôn và cho hỗn hợp lá dứa vào hấp. Phần bánh lá dứa chín, cho phần đậu xanh vào hấp tiếp tục. Khi phần bánh đậu xanh chín, lặp lại với phần lá dứa. Cứ như vậy, bạn đổ bánh cho hết số nguyên liệu đã có.
Đợi bánh thật nguội, bạn lấy ra khỏi khuôn và cắt miếng nhỏ.

5. Bánh ít tro


Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Ngày nay, chiếc bánh ú nước tro còn xuất hiện trong dịp lễ tết, hay đám giỗ.
Bánh ú nước tro có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh được gói bằng lá tre bên ngoài, bên trong là nếp và nhân đậu xanh. Thành phần có vẻ đơn giản nhưng để làm ra chiếc bánh ú nước tro thì phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.



Nguyên liệu:

500g gạo nếp: đãi sạch và ngâm với nước qua đêm
100g đỗ xanh
Nước tro (được lấy từ phần nước trong của của các loại lá đã đem đốt hoặc có thể mua loại bán sẵn)
50g đường
1/4 muỗng cà phê muối
Lá chuối hoặc lá tre bương để gói

Cách làm:

Bước 1: Cho nếp vào thố đã pha nước tro và ngâm khoảng 24 tiếng. Nước này được hòa từ 15ml nước tro với 1 lít nước lọc. Để kiểm tra xem nếp đã ngấm tro hay chưa bạn dùng đầu ngón tay bóp thử một hạt nếp. Nếu nếp vỡ là được.
Bước 2: Xả phần nếp lại nhiều lần và cho ra rổ để thật ráo.
Bước 3: Nấu đỗ xanh với nước xâm xấp mặt. Khi đậu còn nóng, cho thêm đường và khuấy thật nhanh tay để đậu mịn nhuyễn. Sau đó cho đậu ra chảo và sên cho hơi khô. Nếu thích nhân có vị đậm đà nên cho vào đậu ít đường và muối. Sau khi sên xong, để đậu hơi nguội và vo viên tròn.
Bước 4: Nếu bạn sử dụng lá tre, hãy chần sơ qua nước sôi để lá mềm và gói dễ hơn. Nếu dùng lá chuối, bạn chỉ việc phơi qua nắng để lá héo bớt.
Bước 5: Chồng hai lá tre vào và cuốn thành hình phễu. Sau đó cho một muỗng nếp vào phễu này, đồng thời đặt 1 viên nhân đậu và giữa và cho thêm ít nếp phủ lên trên. Sau cùng, chỉ việc nhấn mạnh xuống, gói các góc lại và dùng dây buộc chặt. Cứ gói như vậy đến hết số nếp, đậu còn lại và xỏ chuỗi thành 10 cái/xâu.
Bước 6: Cho nước nồi vừa với lượng bánh, đun sôi và cho bánh vào luộc chín. Mức nước chỉ vừa hơn mặt bánh một gang tay. Nếu nước cạn, bạn cho thêm nước để bánh không bị sượng. Tuy theo kích thước và khối lượng bánh mà thời gian bánh chín sẽ nhanh hay chậm. Với cỡ bánh như bạn thấy ngoài chợ hay bày bán, thường mất từ 2 – 2,5 tiếng để chín hoàn toàn.
Bánh tro thường dùng trong dịp tết Đoan ngọ nhưng ngày thường ở một số vùng quê vẫn bán hàng ngày.
Sau đây là tập hợp công thức 5 loại bánh miền quê dân dã mà bánh sinh nhật Carita vừa giới thiệu đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin về công thức các loại bánh ngọt cũng như bánh sinh nhật Cariata cung cấp thì các bạn truy cập website: banhsinhnhatonline.com để biết thêm thông tin.
Thông tin liên hệ: Bánh sinh nhật Carita
H: 18B-TA12 St.-Thoi An Wrd -Dist.12-HoChiMinh City
T: +84-866 787 525
H: +84-944 833 221
E: info@banhsinhnhatonline.com
Website: banhsinhnhatonline.com

No comments:

Post a Comment